Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nhận được quyết định thi hành án số 28/2019/QĐ – CA ngày 07/3/2019 của TAND huyện cùng cấp về việc thi hành hình phạt: 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 năm về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đối với Nguyễn Trung K- sinh năm 1989, trú tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Kèm theo quyết định thi hành án trên là bản sao quyết định ủy thác thi hành án số 02/2019/QĐ – CA ngày 26/02/2019 và bản sao bản án 03/2019/HSST ngày 25/01/2019 của TAND tp.H, tỉnh H.
Tại kỳ họp khóa XIII, ngày 27/11/2015 Quốc hội đã thông qua các dự án Luật, Bộ luật quan trọng, trong đó có Bộ luật hình sự năm 2015. So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Bộ luật Hình sự 2015 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung mang tính đột phá, đổi mới, tiến bộ, minh bạch, có tính dự báo cao. Tuy nhiên, trong thời gian chờ Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành đã phát hiện ra một số điều luật còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay do vậy theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/6/2016 Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung và thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 điều 7 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015.
Áp giải và dẫn giải không phải là một khái niệm mới, nó đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định như là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng đã có những khó khăn nhất định, vì vậy Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung mở rộng hơn về phạm vi và thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải.
Xem toàn bộ album: Tỉnh Hà Nam