
Toàn cảnh phiên tòa
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh: Khoảng 17 giờ 30 ngày 14/12/2021, nghi ngờ chiếc xe ô tô mà anh Nguyễn Đức Toàn, sinh năm 1990, trú tại tổ dân phố Trần Phú, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam muốn bán là xe bất hợp pháp nên Quang đã nảy sinh ý định chiếm đoạt xe ô tô của anh Toàn mà không sợ anh Toàn sẽ trình báo cơ quan Công an. Khi Quang được anh Toàn cho lái xe đi thử đến đường Trần Phú, thuộc tổ 1, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam dừng lại, lợi dụng sơ hở lúc anh Toàn mở cửa xuống xe, Quang đã nhanh chóng đóng cửa xe ô tô và tăng ga bỏ chạy về hướng thành phố Hà Nội nhằm chiếm đoạt chiếc xe ô tô nhãn hiệu HYUNDAI SANTAFE, màu sơn trắng của anh Toàn trị giá 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng chẵn).
Kiểm sát viên THQCT, kiểm sát xét xử tại phiên tòa công bố cáo trạng
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã thực hiện tốt vai trò thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử, chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, tranh luận dân chủ với bị cáo, luật sư và người tham gia tố tụng khác, đánh giá đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, động cơ, mục đích, thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, qua đó kiến nghị biện pháp phòng ngừa chung trong cộng đồng.
Trên cơ sở mức án đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, sau khi cân nhắc, xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt: Phạm Minh Quang 13 năm tù về tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 171 BLHS.
Bản án mà Hội đồng xét xử đã tuyên đối với bị cáo thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phù hợp với tích chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo, vừa có tác dụng trừng phạt, giáo dục riêng đối với bị cáo, vừa có tính răn đe, phòng ngừa chung trong quần chúng nhân dân.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, VKSND tỉnh Hà Nam đã tổ chức họp, rút kinh nghiệm; qua đó đã nhận xét, đánh giá những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế cần khắc phục của Kiểm sát viên khi thực hành công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà.
Họp rút kinh nghiệm sau phiên tòa
Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa và tác dụng thiết thực đối với Kiểm sát viên trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa mà còn là dịp các cán bộ, Kiểm sát viên khác được học tập, trau dồi những kinh nghiệm quý báu, tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa để bổ sung vào “sổ tay Kiểm sát viên” của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, góp phần “Nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa”, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp./.